Ma trận Ansoff dùng để xác định các chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn kinh doanh liên quan đến sản phẩm hiện tại – mới và thị trường hiện tại – mới.
Ansoff Matrix có 4 chiến lược :
- Chiến lược thâm nhập thị trường (thị trường hiện tại – sản phẩm hiện tại)
- Chiến lược phát triển thị trường (sản phẩm hiện tại – thị trường mới)
- Chiến lược phát triển sản phẩm (sản phẩm mới – thị trường hiện tại)
- Chiến đa dạng hoá sản phẩm (sản phẩm mới – thị trường mới)
- Market Penetration – CHIẾN LƯỢC xâm nhập thị trường
Để có thể đưa một sản phẩm mới vào thị trường đã hoạt động trước đó, doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ nhu cầu của thị trường, của khách hàng thật kỹ trước khi tung ra sản phẩm. Đây chính là giai đoạn đầu của một chiến lược kinh doanh dài hạn, là sự khởi đầu cho một chu kì sản phẩm.
Để sản phẩm có thể tồn tại được doanh nghiệp cần tập trung làm tốt những việc sau :
– Xác định rõ nhu cầu của khách hàng mục tiêu hiện tại, xu hướng tiêu dùng của tập khách hàng trong tương lai
– Hiểu rõ về thị trường, thị phần, các đối thủ
– Hiểu rõ về xu hướng phát triển của thị trường, sự biến đổi, luân chuyển về thị phần.
– Nghiên cứu phát triển chất lượng sản phẩm tốt nhất có thể.
– Chăm sóc từng khách hàng tốt nhất, chú trọng vào dv, hình thành nhận thức tốt về thương hiệu và sản phẩm cho tập khách hàng tiềm năng.
– Nghiên cứu chiến lược giá phù hợp, chiến lược giá sẽ định vị phân khúc sản phẩm sau này.
- Market Development
Khi đã thực hiện tốt giai đoạn đầu (xâm nhập thị trường) với các tiêu chí :
– đã có sản phẩm chất lượng
– đã có tập khách hàngtrung thành và có thị phần tốt
Doanh nghiệp sẽ chuyển sang giai đoạn 2, phát triển thị trường.
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các kênh bán hàng phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ, mở rộng độ phủ các kênh bán hàng, tăng cường các hoạt động PR, tiếp thị để giành thị phần. Doanh nghiệp cũng có thể hướng tới các tập khách hàng mục tiêu khác, nâng cao độ phủ thương hiệu cho sản phẩm.
- Product Development
Giai đoạn thứ 3 là chiến lược phát triển sản phẩm. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đã có thị phần và tập khách hàng ổn định, việc tiếp theo của doanh nghiệp là nghiên cứu, phát triển thêm các tính năng của sản phẩm hoặc các sản phẩm liên quan để cung cấp cho các nhu cầu liên quan của khách hàng hiện tại (lưu ý : phát triển các sản phẩm đẩy, sản phẩm kéo, sản phẩm đỡ)
- Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm
Đây là chiến lược bành chướng thương hiệu công ty và là chiến lược rủi ro nhất. Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ bán các sản phẩm mới cho các thị trường mới và các khách hàng mới.
Pingback: Một lần nhìn lại tầm nhìn sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của tập đoàn Vingroup - Đinh Tuấn Minh